Đàn Kalimba 17 phím dùng hệ note nhạc diatonic (chỉ có các note Đồ Rê Mi Fa Sol La Si mà không có các note thăng giáng). Có 17 phím tương ứng vớt 17 note nhạc. Ở đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn các kí hiệu note nhạc và sơ đồ bố trí note nhạc trên đàn.
Các bạn nên học thuộc cách kí hiệu A, B, C, D, E, F ở trên để có thể tiện dùng tab.
Các note Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đố (C, D, E, F, G, A, B, C’) hợp lại tạo thành một quãng tám. Các note nhạc có dạng kí hiệu giống nhau thì thuộc cùng một quãng tám. Các note nhạc có thêm dấu ‘ ở bên phải kí hiệu thì thuộc quãng tám cao hơn. Càng nhiều dấu ‘ thì note nhạc càng thuộc quãng tám cao hơn.
Ví dụ: Ở trên đàn có note C, thì note C’ cao hơn C một quãng tám, C” cao hơn C hai quãng tám.
Trên đàn Kalimba có 17 note nhạc sau: C D E F G A B C’ D’ E’ F’ G’ A’ B’ C” D” E”
Các note nhạc này được bố trí xen kẽ nhau, phím đàn càng dài thì note càng trầm.
Sau khi dán note xong thì chớ vội chơi nhé. Hãy kiểm tra và chỉnh lại phím đàn trước. Các bạn có thể tham khảo loạt bài hướng dẫn chỉnh phím đàn của Harpstore tại đây.
Cầm đàn bằng hai bàn tay, ngón cái bạn đặt trên các phím đàn, hai ngón trỏ đặt song song và tỳ vào hai cạnh bên của đàn. Các ngón tay còn lại, các bạn đặt vào mặt sau của đàn sao cho thoải mái là được. Lưu ý người mới chơi thì không nên che hai lỗ thoát âm ở mặt sau của kalimba.
Các bạn dùng phần móng của ngón cái để gảy các phím đàn. Nếu các bạn không để móng thì có thể dùng phần thịt cũng được, tuy nhiên khi chơi lâu thì sẽ bị đau tay và tiếng sẽ không được to.
Các bạn có thể thực hành theo tab sau:
Khi các bạn đã chơi quen tay rồi thì có thể tập kĩ thuật wah wah. Kĩ thuật wah wah là một kĩ thuật thú vị, dùng để tạo tiếng ngân. Kĩ thuật này giúp cho tiếng đàn của bạn đa dạng hơn, tránh đơn điệu nhàm chán.
Ở mặt lưng của kalimba có hai lỗ thoát âm, để sử dụng kĩ thuật wah wah, các bạn dùng hai ngón giữa bịt lỗ thoát âm lại. Khi gảy phím đàn, các bạn đồng thời đóng mở liên tục một trong hai lỗ thoát âm sẽ tạo được hiệu ứng wah wah.