Câu chuyện về nguồn gốc và phát minh của đàn Piano

 

Đàn Piano đã trở nên rất quen thuộc và phổ biến với mọi người bởi chất âm, sự tinh tế từ cổ điển xen lẫn hiện đại, vậy bạn đã biết câu chuyện về phát minh của chúng chưa?

Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

 

Tổ tiên của đàn Piano là một nhạc cụ đàn Bầu

Nhạc cụ có thể được chia thành ba loại dựa trên cách chúng tạo ra âm thanh, đó là nhạc cụ dây, nhạc cụ hơi và nhạc cụ gõ. Tổ tiên của Piano có thể được bắt nguồn từ nhiều nhạc cụ khác nhau như Clavichord, Harpsichord và Dulcimer. Nhưng nếu nó được truy ngược xa hơn nữa, người ta sẽ thấy rằng đàn Piano là hậu duệ của đàn bầu. Nói cách khác, dựa trên tổ tiên của nó, đàn Piano có thể được phân loại là một nhạc cụ dây.

 

Mô tả nguồn gốc của đàn Piano.

 

Mặc dù đàn Piano có thể được phân loại là một nhạc cụ dây do âm thanh phát ra từ sự rung động của dây nhưng nó cũng có thể được phân loại là nhạc cụ gõ vì một cái búa đập vào các dây đó. Theo cách phân loại này thì tương tự như một Dulcimer.

Dulcimer là một loại nhạc cụ có nguồn gốc từ Trung Đông, được lan truyền rộng rãi sang Châu Âu từ thế kỷ 11. Với cấu trúc đơn giản, đàn Dulcimer có một hộp cộng hưởng đơn giản với cá dây được căng phía trên. Giống như đàn Piano có một chiếc búa nhỏ được sử dụng để đánh dây, đây là lý do tại sao đàn Dulcimer được coi là tổ tiên trực tiếp của Piano.

 

Đàn Dulcimer

 

Clavichord, một bước tiến lớn đối với Piano

Đàn Clavichord

 

Đàn Piano cũng được coi là một phần của gia đình bàn phím. Lịch sử của các nhạc cụ có bàn phím có từ rất xa xưa và bắt nguồn từ đàn Organ, loại đàn này sẽ truyền các luồng không khí đi qua các đường ống để tạo ra âm thanh. Những người thợ thủ công đã cải tiến đàn Organ để phát triển một nhạc cụ tiến gần hơn với Piano, đó là Clavichord. Đàn clavichord xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 14 và trở nên phổ biến trong Kỷ nguyên Phục hưng. Nhấn phím sẽ đưa một thanh đồng, được gọi là tiếp tuyến, chạm vào dây và gây ra các rung động phát ra âm thanh trong phạm vi từ 4 đến 5 quãng tám.

Piano trông giống như một Harpsichord

Được tạo ra ở Ý vào khoảng năm 1500, Harpsichord sau đó đã lan sang Pháp, Đức, Flanders và Anh. Harpsichord đã được sử dụng rộng rãi trong thời kỳ Phục hưng và thời kỳ âm nhạc baroque. Khi một phím được nhấn, một miếng gảy gắn vào một dải gỗ dài được gọi là Jack gảy dây đàn để tạo ra âm nhạc. Hệ thống dây và bảng âm này, và cấu trúc tổng thể của nhạc cụ này giống với cấu trúc có thể tìm thấy trong đàn Piano.

 

Đàn Harpsichord

Cristofori, Người tạo ra cây đàn Piano đầu tiên

Đàn Piano được phát minh bởi Bartolomeo Cristofori (1655-1731) người Ý. Bartolomeo Cristofori được sinh ra tại thành phố Padua ở cộng hòa Venice. Ở độ tuổi 33, ông được thuê để làm việc cho hoàng tử Ferdinando. Ferdinando, con trai và là người thừa kế của Cosimo đời thứ 3, Đại công quốc Tuscany, một người yêu âm nhạc. Chỉ còn một khả năng duy nhất mà hoàng tử Ferdinando thuê Cristofori, đó là khi hoàng tử du lịch tới thành phố Venice vào năm 1688 để tham dự lễ hội, vì thế có lẽ Ferdinando bắt gặp Cristofori đi ngang qua thành phố Padua trên đường quay về nhà.

Khi đó, Ferdinando đang tìm kiếm một kỹ thuật viên mới để quản lý khi nhạc cụ của mình khi người làm trước đây đã qua đời. Tuy nhiên, có suy đoán cho rằng hoàng tử muốn thuê Cristofori không chỉ với vai trò là một kỹ thuật viên, mà cụ thể còn là một nhà phát triển nhạc cụ.

Bartolomeo Cristofori (1655-1731)

Cristofori không hài lòng bởi sự thiếu kiểm soát của các nhạc sĩ đối với mức âm lượng của đàn Harpsichord, được trao quyền giữ các nhạc cụ trong triều đình của hoàng tử Ferdinand de Medici, thành phố Florence, ông được ghi nhận là người đầu tiên đã tìm ra cách giải quyết. Cristofori đã chuyển đổi cơ chế gảy bằng búa để tạo ra cây đàn Piano hiện đại vào khoảng năm 1700 đến năm 1720. Nhạc cụ đầu tiên được đặt tên là "clavicembalo col piano e forte" (nghĩa đen là một loại đàn Harpsichord có thể chơi những tiếng ồn nhẹ và lớn). Tên này được rút ngắn thành tên phổ biến hiện nay, "Piano". 

Được biết đàn Piano đã hơn 100 năm tuổi vào thời điểm Beethoven đang viết những bản sonata cuối cùng của mình, vào khoảng thời gian khi đàn Harpsichord không còn là nhạc cụ bàn phím tiêu chuẩn.

Cây đàn Piano đầu tiên

Từ năm 1790 tới giữa những năm 1800, công nghệ và âm thanh của đàn Piano được cải tiến đáng kể nhờ những phát minh của Cuộc Cách mạng Công Nghiệp, như thép mới chất lượng cao được gọi là dây thép piano, và khả năng để đúc chính xác các khung sắt. Phạm vi âm sắc của đàn Piano đã tăng từ 5 quãng 8 của đàn Organ lên 7 và nhiều hơn quãng 8 ở các cây đàn piano hiện đại.

 

PianoLovers tự hào là đại lý phân phối chính hãng của rất nhiều các dòng Piano tại Việt Nam (có giấy ủy quyền của hãng sản xuất), bạn có thể liên hệ với PianoLovers để được tư vấn cách lựa chọn đàn phù hợp. Đây là một trong những đại lý phân phối đàn Piano chính hãng đầu tiên ở Việt Nam. Đến với PianoLovers bạn không chỉ hài lòng về chất lượng sản phẩm mà bạn còn bị ấn tượng bởi đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình.

 

Liên hệ tư vấn miễn phí:

Hotline: 0931348202.