12 Hợp Âm Ukulele Căn Bản cho người mới tập

Trong bài viết này, PianoLovers sẽ hướng dẫn cho các bạn mới tập một số hợp âm Ukulele căn bản.

Nếu bạn là người mới và chưa biết về các hợp âm căn bản này thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Hợp âm là gì?

Nói đơn giản thì hợp âm là tập hợp các nốt nhạc đánh lên nghe nó êm tai :D. Cấu tạo mỗi hợp âm thế nào và tại sao lại bấm như vậy thì ở đây chúng ta không bàn đến vì vấn đề này thuộc lĩnh vực nhạc lý – và nó không phù hợp với giáo trình đệm hát mà chúng ta đang học. Sau này nếu có tập nâng cao thì bạn sẽ quan tâm vấn đề đó sau.

 

Cách gọi tên một hợp âm

Ta có các nốt từ La – Si – Do – Re – Mi – Fa – Sol sẽ có các chữ cái tương ứng như sau:

La

Si

Do

Re

Mi

Fa

Sol

A

B

C

D

E

F

G

 

Sau mỗi chữ cái thường sẽ có những chữ cái hoặc kí tự nhỏ khác đi kèm:

m: thứ

#: thăng

b: giáng

7: bảy

 

Ví dụ: Dưới đây là cách đọc tên một số hợp âm guitar cơ bản, ở đây mình dùng nốt A (La) làm mẫu:

A

La Trưởng (Khi không có kí tự nào đi đằng sau thì chúng ta mặc nhiên đó là hợp âm trưởng)

Am

La Thứ

A# 

La Thăng

Ab

La Giáng

A7

La Bảy

 

Rất đơn giản phải không nào?

Nếu hợp âm lằng nhằng kiểu C#m thì mình cứ ghép lại thành Đô Thăng Thứ, cứ đọc đúng từ trái sang phải là chuẩn.

 

Những điều cần lưu ý khi bấm hợp âm:

  • Đối với người mới tập đàn thì việc bấm hợp âm là bước rất khó và rất dễ nản. Bạn phải luôn ghi nhớ trong đầu rằng : ai mới tập bấm cũng sẽ bị rè tiếng và bị đau tay. Hãy cố gắng luyện tập không ngừng, trong vòng 1 tuần , chắc chắn bạn sẽ bấm rất ổn, và không bị tịt dây,mọi đau đớn sẽ được xua tan hết nhe.
  • Đặt các nốt trong hợp âm theo trình tự từ trên xuống , các nốt nào ở trên cùng thì đặt trước, sau đó đặt tiếp các nốt ở phía dưới.
  • Các ngón tay bấm phải vuông góc với cần đàn, không được bấm thẳng ngón tay, sẽ không có lực và sẽ bị tịt dây.

 

Cách đọc biểu đồ hợp âm

  • Biểu đồ hợp âm sẽ cho ta biết được cấu tạo hợp âm và cách chơi hợp âm đó trên đàn như thế nào.
  • Dưới đây Guitar Station sẽ ví dụ đối với 1 hợp âm cụ thể là Mi thứ (Em), các hợp âm còn lại sẽ áp dụng bấm tương tự nhé!

 

Ví dụ về biểu đồ hợp âm

  • Một vòng tròn trắng nghĩa là chơi dây buông: tay trái không bấm phím dây đó nhưng tay phải vẫn đánh dây đó.
  • Một vòng tròn đen nghĩa là chơi note tại vị trí bấm dây đó, tay trái bấm phím đồng thời tay phải đánh dây đó.

 

Thứ tự các ngón tay từ 1 đến 4 được tính từ phía ngón trỏ sang ngón út: ngón 1 là ngón trỏ, ngón 2 là ngón giữa, ngón 3 là ngón áp út và ngón 4 là ngón út.

Thế bấm hợp âm Em áp dụng trong thực tế

 

Chỉ với 12 hợp âm sau là đủ để bạn đánh đệm hát rất rất nhiều bài rồi đấy, cả chục cả trăm bài và thậm chí hơn thế nữa! Như cách hướng dẫn bấm hợp âm Em phía trên thì ở các hợp âm này các bạn cũng áp dụng tương tự nhé, sẽ không quá khó khăn gì đâu. Hãy tập luyện thật chăm chỉ và kiên trì nhé, mình cam đoan chỉ trong vòng 1 tuần là các bạn có thể bấm và chuyển qua lại dễ dàng giữa các hợp âm này rồi đấy, tha hồ mà vừa đàn vừa hát nghêu ngao đủ các kiểu luôn nhé!



Lưu ý: Nếu nghe hợp âm của bạn nghe không giống với người khác đánh thì rất có thể bạn đã chỉnh sai dây rồi đấy, hãy nhớ chỉnh dây cho chuẩn xác mỗi lần trước khi đánh đàn bạn nhé!

 

Liên hệ tư vấn miễn phí:

Hotline: 0931348202.